๑۩۞۩๑(¯`•♥(12A3-Hàn Thuyên)♥•´¯)๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑(¯`•♥(12A3-Hàn Thuyên)♥•´¯)๑۩۞۩๑

4rum chinh thuc cua tap the 12A3 khoa 2007-2010
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
mouse (640)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
babydie (533)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
titvamit3392 (375)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
Admin (301)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
Trung_Sok (289)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
kedofukuchi tedomi (288)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
[n]h0k_s0k (193)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
beo_luv92 (139)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
map_yeu_Kute (115)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
Tran Huyen Ngo (110)
cau 1 2 3 SGK 197 I_vote_lcapcau 1 2 3 SGK 197 I_voting_barcau 1 2 3 SGK 197 I_vote_rcap 
Latest topics
» Xin chào các bạn =))
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeSat Dec 14, 2013 4:54 pm by 13ad_B0y

» Những dấu hiệu cho thấy nàng không thích bạn
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeTue Sep 18, 2012 11:08 pm by Rainbow

» Help help. Bjg mod.
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeTue Sep 18, 2012 11:04 pm by Rainbow

» Những dấu hiệu cho thấy nàng không thích bạn
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeWed Mar 02, 2011 9:26 am by gianggiangonline

» Tat nien 2010-canh dan.
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeTue Feb 01, 2011 9:22 pm by kedofukuchi tedomi

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Jan 17, 2011 8:13 pm by tuquynh

» KIẾM TIỀN KIỂU NÀY HAY VÀ THIẾT THỰC NHỈ
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Jan 17, 2011 8:12 pm by tuquynh

» SAP NGHJ TET ROJ!Hjhj
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeWed Jan 12, 2011 8:51 am by kedofukuchi tedomi

» MUDOCTON RA MẮT SERVER MỚI
cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Jan 10, 2011 12:17 pm by kedofukuchi tedomi

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 24 người, vào ngày Thu Mar 02, 2023 3:06 pm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 cau 1 2 3 SGK 197

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous



cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 8:00 pm

Câu 1( SGK trang 197)- Về VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài) và VỢ NHẶT (Kim Lân)

1- Giới thiệu:

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân) đều viết về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhưng mỗi tác phẩm lại có những phát hiện riêng về những thân phận khổ nhục trong xã hội cũ.

2- Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động ở từng tác phẩm:

a- Vợ chồng A Phủ nói về nỗi khổ nhục của cô Mị, người con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra. Ở lâu trong cái khổ, dưới ách áp bức nặng nề và dai dẳng của thế lực phong kiến và thần quyền ở miền núi, Mị dường như mất đời sống ý thức, cảm giác chai lì, sống lầm lũi thân phận như con rùa trong xó cửa. Mị tê lệt về đời sống tinh thần sống mà như chết, không còn ý niệm về thời gian, không mong đợi, không hi vọng gì.

Thế nhưng, từ trong đáy sâu tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt của một có gái tài sắc và trẻ trung, khát khao tự do, tình yêu và hạnh phúc. Sức sống ấy gặp những hoàn cảnh thuận lơi nào đó sẽ bùng lên, bùng lên ngày càng mạnh mẽ.

Sự gặp gỡ của Mị - cô con dâu gạt nợ - với A Phủ - người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra - là sự gặp gỡ ngẫu nhiên mà tất yếu của hai người khốn khổ cùng cảnh ngộ. Mị đã cắt đây trói cho A Phủ, cùng trốn đi với A Phủ, tự giải thoát cuộc đời mình.

b- Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Trong thiên truyện ngắn này, Kim Lân đã làm nổi bật thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng (là dân ngụ cư, nghèo túng không lấy nổi vợ) ; đồng thời, phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Cảnh ngộ của người đàn bà là vợ nhặt của Tràng, câu chuyện nhặt được vợ của Tràng và cảnh nàng dâu mới về nhà chồng đã phơi bày tất cả ...

3)Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm:

a- Vợ chồng A Phủ:

- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.

- Ngợi ca những gì tốt đẹp, trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người, đặc biệt là sức sống tiềm tàng của những con người chịu nhiều đau khổ bất hạnh.

- Phê phán gay gắt bọn chúa đất phong kiến miền núi.

- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.

b- Vợ nhặt:

- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật (Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình. Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt". Tình yêu thương con của bà cụ Tứ).

- Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai (Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống. Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp. Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật hé mở tương lai đổi đời cho nhân vật trong cách mạng).

Câu 2(SGK trang 197)

Các tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cữu nước(1965 - 1975). Hãy so sánh để làm rõ những khám phá sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

Về nội dung: Cả hai tác phẩm đều tập trung khắc hoạ những phẩm chất chung của con người VN thời chống Mĩ:

+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.

+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.

+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.

Tuy vậy, nét riêng trong sự khám phá hiện thực của từng tác giả cũng thể hiện hết sức đặc sắc:

+ Ở Rùng xà nu, chủ nghĩa anh hùng thể hiện ở ý thức cộng đồng, ở lòng căm thù giặc sôi sục và tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng lên quật khởi ở sự nối tiếp cách mạng từ thế hệ này đến thế hệ khác.

+ Còn ở Những đứa con trong gia đình, chủ nghĩa anh hùng bắt nguồn từ thù nhà gắn với nợ nước, là sự hoà hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống của quê hương và cách mạng đã tạo nên những con người coi đánh giặc để trả thù nhà, đến nợ nước là bổn phận, là lẽ sống.

Về nghệ thuật: Mỗi tác phẩm đều chứa đựng sự đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,...

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU)

1- TÓM TẮT CỐT TRUYỆN

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng Nguyên đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng phải tìm chụp bổ sung một cảnh biển buổi sáng có sương mù. Kết hợp đi thăm Đẩu-người bạn chiến đấu năm xưa giờ đang là chánh án toà án huyện- Phùng đi đến môt vùng biển miền Trung cách Hà Nội hơn 600 cây số. Đây từng là nơi anh đã chiến đấu thời đánh Mĩ.

Phùng đã “phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần suy nghĩ, tìm kiếm, anh quyết định chụp cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Phùng vô cùng mãn nguyện vì đã chụp dược một bức ảnh nghệ thuật toàn bích.

Nhưng thật bất ngờ, từ chiếc thuyền thật đẹp ấy, lại bước xuống một đôi vợ chồng nhà chài thô kệch xăm xăm tìm đến bãi xe bọn lính nguỵ đã bbor lại năm 1975, rồi lão đàn ông dùng chiếc thắt lưng lính nguỵ thẳng tay quật vợ trong khi người vợ cam chịu, không hé răng, không né tránh.

Phùng chưa kịp xông ra ngăn cản thì thằng Phác- con họ- đã lao tới giật chiếc thắt lưng, quất vào người cha để bênh mẹ. Cặp vợ chồng lại lặng lẽ trở lại thuyền. Biết Phùng đã chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng Phác đâm ra căm ghét anh.

Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, và cảnh cô chị gái tước con dao găm mà thằng em định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu thêm được nữa, Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động vũ phu, độc ác và bị lão đánh trả để tự vệ. Phùng bị thương và được đưa về trạm y tế của toà án huyện để điều trị

Người đàn bà được mời đến và chánh án Đẩu thuyết phục chị ly hôn với người chồng vũ phu, độc ác. Nhưng cả Đẩu lẫn Phùng đều ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước sự lựa chọn dứt khoát của người đàn bà này: kiên quyết không chịu ly hôn. Theo chị , người chồng trước đây là một thanh niên cục tính nhưng hiền lành. Chỉ vì cuộc sống quá quẫn bách nên đánh vợ để giải toả nỗi uất ức, bực dọc của mình. Vả lại, gia đình họ cũng có lúc vui vẻ, nhất là lúc nhìn đàn con được ăn no. Hai người cố thuyết phục nhưng người đàn bà vẫn không hề thay đổi ý kiến. Cuối cùng họ đã hiểu ra người đàn bà ấy dù có bị đánh đập tàn bạo đến mấy vẫn cần có người chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên thuyền để có thể ra khơi kiếm sống và nuôi đàn con đông đúc.

Câu chuyện thương tâm của người đàn bà nhà chài đã khiến Phùng đi từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến cảm thông và thấm thía: Không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tương của cuộc đời.

Câu 3 ( SGK trang 197 Đề: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Mở bài

Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” năm 1983.Cần đặt truyện ngắn này trong cảm hứng sáng tác chung của Nguyễn Minh Châu giai đoạn đầu những năm 80 ở thế kỷ trước, đó là cảm hứng luận đề. Cảm hứng luận đề thể hiện ở một loạt truyện Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hương và Phai, Bến quê, Khách ở quê ra, Mẹ con chị Hằng, Sống mãi với cây xanh, Mảnh đất tình yêu, Một lần đối chứng, Chiếc thuyền ngoài xa … có tính luận đề ở chỗ nhà văn đã cho “đối chứng” với các quan niệm lạc hậu, lỗi thời, cổ hủ, xưa cũ… về con người, về cuộc đời và cả về nghệ thuật. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống

2. Thân bài

a- Tình huống truyện:

Do đặc trưng thể loại là dung lượng ngắn, chi tiết cô đọng, hàm súc, cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế để hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện ra một nét bản chất trong đời sống, nên các tác giả truyện ngắn rất chú ý tới việc sáng tạo tình huống. Xét dưới góc độ lý thuyết thì tình huống đóng vai trò bộc lộ các mối quan hệ, địa vị xã hội và tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm. Chiếc thuyền ngoài xa đã sáng tạo ra một tình huống nghịch lý, oái oăm, trớ trêu.

- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho tấm lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.

- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con dùng bạo lực để ngăn bố, bênh mẹ. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao trái ngang, nghịch lí của đời thường.

b- Tình huống truyện với việc bộc lộ tính cách các nhân vật:

- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa chiếc thuyền ngoài xa đẹp đẽ với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ thành ra căm ghét cha mình.

- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.

c- Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống:

+ Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.

+ Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.

+ Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lí trong cái tưởng như phi lí ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.

3. Kết luận

Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống nghịch lý này đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường. Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia mà còn phải nhìn thấy cảcảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của nghệ thuật.Qua đó, tác giả nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, nêu lên cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ : phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous



cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 8:01 pm

chep di mai nop
Về Đầu Trang Go down
babydie
Super Moderators
Super Moderators
babydie


Đóng góp : 1
Tổng số bài gửi : 533
Join date : 16/04/2010
Age : 32
Đến từ : From To The DiE

cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 8:09 pm

rất tốt
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous



cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Dua not may bai nho~ kt   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 8:29 pm

âu 4( SGK trang 197-)Về vở kịch HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

(Lưu Quang Vũ)

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau:

1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.

+ Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước- đã trở thành người vụng về, thô lỗ, phũ phàng.

+ Người thân xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.

2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.

+ Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

+ Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.

+ Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch:

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ trước hết thể hiện ở sự phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời. Cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, phải nắm được hai bình diện cơ bản của vở kịch:

Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.

Bị kịch của Trương Ba là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hỗn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.

Câu 5 (SGK, trang 197) Về truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp

1- Tóm tắt phần trích giảng:

Chiến tranh kết thúc, Xô-cô- lôp giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Va-ni-a, bố mẹ đều chết trong chiến tranh, không nơi nương tựa. Ngay lập tức anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xô-cô-lốp là bố đẻ của mình. Xô-cô-lôp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ảm ảnh bởi những mất mát quá lớn trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình, «thức giấc thì gối đẫm nước mắt».

Rồi một chuyện rủi ro xảy ra: xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn khác ở Ka-sa-rư, anh dẫn bé Va-ni-a đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, vì không muốn để bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau buồn của mình.

2 Ý nghĩa tư tưởng:

Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.

3 - Đặc sắc nghệ thuật:

Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.

Câu 6 (SGK, trang 197)- Về Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

1- Tóm tắt cốt truyện Thuốc:

- Chương I: Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.

- Chương II: Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.

- Chương III: Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du người trong địa phương. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh , giành độc lập , chủ quyền cho người Trung Quốc ( Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng . Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.

- Chương IV: Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.

2- Ý nghĩa của nhan đề Thuốc:

Nhan đề "Thuốc"- nguyên văn là "Dược" -có nhiều nghĩa.

- Nghĩa trực tiếp là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội

- Tầng nghĩa thứ hai, một tầng nghĩa sâu hơn, mang tính khai sáng, đó là thuốc này là thuốc độc, mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

- Tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

3- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:

- Bệnh u mê lạc hậu của người dân trên cả hai phương diện: nhận thức khoa học và nhận thức chính trị.

- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.

4- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.

- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,...

(Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc -chiếc bánh bao tẩm máu- tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

=> Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện trọn vẹn chủ đề tư tưởng tác phẩm . Nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan)

- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa .

(Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa- mùa thu, mùa xuân- có ý nghĩa tượng trưng:

+ Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh từ nhà lão Hoa Thuyên đến pháp trường, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn thuốc, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội.

+ Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ.

=> Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc.

Câu 7 (SGK trang 197) . Về đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

1- Tóm tắt truyện Ông già và biển cả:

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô -một "ông già" đánh cá người Cuba .

Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa.

Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên . Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập- phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh- giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình thì chỉ còn trơ lại một bộ xương.

Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ , rồi mơ về những con sư tử

2- Nguyên lí Tảng băng trôi

- Hêminguê đã đưa ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu tượng, thể hiện yêu cầu đối với tác phẩm văn chương: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. Dùng hình ảnh này, Hêminguê muốn đề cao hiệu quả của cách viết ngắn gọn, ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản haycác lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm văn chương ( nhà văn không trực tiếp phát ngôn ý tưởng, mà thể hiện bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý).

3- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.

+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.

+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên.
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời...
Đinh Hà Triều
Về Đầu Trang Go down
babydie
Super Moderators
Super Moderators
babydie


Đóng góp : 1
Tổng số bài gửi : 533
Join date : 16/04/2010
Age : 32
Đến từ : From To The DiE

cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 8:47 pm

mẹ thằng này tốt đột xuất à
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous



cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 9:36 pm

Nho~ kt tie'p con co' ca'i ma chep.Do phai di tim
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous



cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 9:37 pm

Nho~ kt tie'p con co' ca'i ma chep.Do phai di tim
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous



cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 9:41 pm

tot qua'. nhung cai nay la cai gi the^ ?
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin


Đóng góp : 0
Tổng số bài gửi : 301
Join date : 01/04/2010
Age : 32
Đến từ : Bắc Ninh

cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeMon Apr 19, 2010 10:05 pm

tuyệt đấy, post bài như thế này sẽ được cộng điểm! :mo3"
Về Đầu Trang Go down
https://12a3-hanthuyen.forumvi.com
kedofukuchi tedomi
Tổ Trưởng
Tổ Trưởng
kedofukuchi tedomi


Đóng góp : 1
Tổng số bài gửi : 288
Join date : 17/04/2010
Age : 32
Đến từ : --Mặt Trời--

cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitimeFri Apr 30, 2010 10:54 pm

t nghĩ ko co thăbgf điên nào bỏ giấy ra chép đâu? No No No No No No
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





cau 1 2 3 SGK 197 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cau 1 2 3 SGK 197   cau 1 2 3 SGK 197 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
cau 1 2 3 SGK 197
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑(¯`•♥(12A3-Hàn Thuyên)♥•´¯)๑۩۞۩๑ :: Góc Học Tập :: Khoa Học Xã Hội-
Chuyển đến